Wednesday, August 5, 2015

Liệu hệ số Beta có âm không?

Đây tiếp tục là một bài viết rất hay của Giáo Sư Damodaran, mình mới dịch xong, mời mọi người cùng đọc.

Các sinh viên và chuyên viên làm trong ngành tài chính sẽ hay phải đối mặt với câu hỏi hóc búa:”Liệu hệ số beta có âm không?”. Và nếu có, thì điều gì đang diễn ra.  Lý luận về hệ số beta   tạo  thành câu hỏi hóc búa đi ngược lại tư duy thông thường.  Nếu beta  dương thì cổ phiếu đó có rủi ro và  beta bằng không là phi rủi ro. Vậy làm sao có thể có beta âm được?

Và đây là câu trả lời.  Đầu tiên, chúng ta hãy xem cách tính beta: Hệ số beta của 1 khoản đầu tư là rủi ro khi khoản đầu tư đó được đưa vào một danh mục đầu tư đa dạng.  Bằng định nghĩa này, một khoản đầu tư khi đưa vào một danh mục đầu tư làm rủi ro của cả danh mục  đi xuống,  có beta âm.  Hiểu theo cách khác, beta âm chính là khoản bảo hiểm khi  nền kinh tế vĩ mô  khi nó  gây ảnh hưởng tồi  tệ đến danh mục của bạn. Ví dụ điển hình là vàng, vốn đóng vai trò là công cụ phòng vệ  chống y lạm phát cao (thứ sẽ phá hủy các công cụ đầu tư tài chính như cổ phiếu và trái phiếu).  Đơn giản vì khi nền kinh tế đi lên thì vàng sẽ có tỷ suất lợi nhuận giảm dần và ngược lại khi cả thị trường đi xuống thì vàng sẽ mang lại tỷ suất tuyệt vời. Trong thị trường chứng khoán phái sinh, hợp đồng  quyền chọn bán cổ phiếu  và  lệnh bán khống  sẽ có beta âm. Tóm lại, xu hướng đi ngược lại thị trường của 1 khoản đầu tư ám chỉ rằng nó có beta âm.

Kết quả của các khoản đầu tư có beta âm là gì? Thực tế  tỷ suất mang lại thường thấp hơn  lãi suất phi rủi ro; lãi suất danh nghĩa khi đầu tư vào vàng trong vòng 40 năm qua thường dưới 2% mỗi  năm so với lãi suất phi rủi ro. Tuy nhiên, đây là công cụ đầu tư rất có ý nghĩa  khi bạn đầu tư dưới dạng bảo hiểm. Bạn đang mua bảo hiểm thu được một lợi suất thấp hoặc âm. Khoản bảo hiểm này sẽ rất tuyệt vời khi toàn thị trường hoảng loạn, giá cổ phiếu rớt thê thảm.

Liệu có những khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu âm không? Tôi biết rằng  có những cố phiếu có hệ số beta âm, nhưng đây đều là kết quả của những việc xảy ra  trong thời kỳ suy thoái. - những sự kiện đặc biệt như cuộc chiến pháp lý hay thâu tóm sát nhập tách cổ phiếu đó ra khỏi diễn biến thị trường . Trên phương diện 1 ngành, thì  vẫn chưa có ngành nào có hệ số beta âm cả. Thêm vào nữa, trong lý thuyết  một số  tài sản có  hệ số beta âm (như vàng) thực chất lại có beta dương khi được chứng khoán hóa. Vậy là vẫn còn những điều  chưa được giải thích về quá trình chứng khoán hóa làm các tài sản thật  biến động  như tài sản tài chính.

Wednesday, July 22, 2015

Rủi ro toàn cầu: Khái niệm và ảnh hưởng tới định giá

Bài viết này được dịch từ blog của giáo sư Damodaran của Đại học New York viết về định giá và các rủi ro.  

Những ngày định mệnh ở Hy Lạp, sự cuồng nộ ở Brazil và thị trường hỗn loạn ở Trung Quốc: Bức tranh của rủi ro toàn cầu - Phần 1



Những tuần gần đây trôi qua với nhiều sự kiện. Vòng xoáy vỡ nợ của Hy Lạp làm cho cả những ông lớn ở Châu Âu mệt mỏi và mong ngóng một giải pháp hơn bao giờ hết. Ở Mỹ La Tinh, Giới tinh hoa chính trị và kinh doanh của Brazil đang là tâm điểm khi những mỡ hỗn độn ở Petrobras đang rò rỉ các hóa chất độc hại. Ở bên kia thế giới, chính phủ Trung Quốc, vốn coi thị trường là hiệu quả khi nó phục vụ mục đích chính trị của họ, đang cố gắng kìm hãm thị trường chứng khoán đã đủ lông cánh. Với các nhà đầu tư trên thế giới, các sự kiện xảy ra, dù khá phiền toái, đang nhắc nhở họ hai sự kiện. Đầu tiên là toàn cầu hóa, trong khi đang mang lại những lợi ích lớn lao, đang tạo những kết nối toàn cầu làm cho các vấn đề của mỗi quốc gia trở ảnh hưởng đến toàn thế giới. Thứ hai là,  mặc dù có toàn cầu hóa, một vài nơi trên thế giới có thể dễ dàng tạo ra những thành quả kinh tế, chính trị hơn những nơi khác. Khi doanh nghiệp và nhà đầu tư nhìn ra ngoài, tôi nghĩ đây sẽ là thời điểm thích hợp để kiểm tra các rủi ro tại sao lại khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau như thế nào, đồng thời cũng là lúc phù hợp để cập nhật các đánh giá rủi ro này.


Những loại rủi ro quốc gia
Rủi ro ở mọi thị trường đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, nhưng một vài đất nước sẽ chịu rủi ro cao hơn. Trong khi một vài người phản đối quan điểm dưới đây, tôi vẫn cho rằng nên kiểm tra các yếu tố sau như là tiền đề để đánh giá rủi ro. Cụ thể hơn, các yếu tố này được chia thành nhóm chính trị, luật pháp và kinh tế.
I. Rủi ro kinh tế
  1. Giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ kinh doanh: Khi nhìn vào các công ty, chúng ta thấy rằng các công ty ở đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh khi thị trường và các mô hình kinh doanh ở giai đoạn sơ khai, sẽ dễ bị tổn thương hơn những công ty ở giai đoạn sau của chu kỳ. Quan điểm có thể áp dụng với quốc gia, với thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao hơn và nhiều rủi ro hơn so với các thị trường phát triển. Các thị trường mới nổi sẽ chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương hơn so với các thị trường phát triển
  2. Độ tập trung: Những quốc giá phụ thuộc vào một hoặc vài loại hàng hóa hay ngành kinh doanh sẽ chịu nhiều rủi ro hơn những quốc gia với nền kih tế đa dạng. Điển hình như các quốc gia Trung Đông hay Venezuela phụ thuộc chính vào dầu mỏ và khi dầu mỏ giảm giá sâu trong năm vừa rồi đã ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia này. Các nước nhỏ (nền kinh tế nhỏ) sẽ hay gặp phải rủi ro này vì quy mô nhỏ đòi hỏi họ phải tìm ra thị trường ngách trong nền kinh tế toàn cầu và chuyên sâu vào thị trường đó.. Trong bản đồ dưới đây, Tôi dùng biểu đồ đo lường độ tập trung của các quốc gia do UNCTAD tiến hành, với những giá trị cao tới các nền kinh tế tập trung (và rủi ro cao hơn) và giá trị thấp hơn với nền kinh tế đa dạng.
35243.png
(Xếp hạng từ trên xuông dưới màu xanh (0-15) là những quốc gia có nền kinh tế đa dạng nhất còn màu đỏ (80-100) là những nước có nền kinh tế tập trung nhất - phụ thuộc vào một vài ngành)


II. Rủi ro chính trị
1. Thay đổi liên tục với gián đoạn: Cuộc tranh luận về việc liệu rủi ro có cao hơn hay thấp hơn ở đất nước dân chủ và chuyên quyền là chủ đề đã tranh cãi nhiều và sẽ còn gây tranh cãi nữa. Mặt khác, các nước dân chủ thường tạo ra các thay đổi và duy trì tốt hơn vì chính phủ mới được bầu thường cảm thấy e ngại việc thay đổi chính sách mới đã được thực hiện bởi chính phủ tiền nhiệm so với chế độ chuyên quyền nơi chính phủ có thể hứa hẹn về sự ổn định.  Tuy nhiên, thay đổi ở chế độ chuyên quyền, dù ít phổ biến có thể gây bất ngờ và khó dự đoán được
2. Tham nhũng và chi phí bôi trơn: Tôi cũng đã từng nêu quan điểm rằng tham nhũng và hối lộ sẽ tạo ra chi phí bôi trơn giống như nộp thuế và làm cho công ty gặp khó khăn. Kinh doanh tại một nước nhiều tham ô sẽ gặp nhiều rủi ro hơn vì các chi phí không dự đoán được và luật pháp không thực sự hiệu quả với tham nhũng. Trong sơ đồ dưới đây, tôi dùng bản đồ đánh giá của Transparency International để so sách các quốc gia:
35151.png
(Màu đỏ dưới 20 là tham nhũng nhất và tăng dần lên đến màu xanh trên 75 là những quốc giá ít tham nhũng)
3. Bạo lực: Hoạt động kinh doanh không chỉ chịu rủi ro từ kinh tế mà còn rủi ro bạo lực của một số quốc gia như chiến tranh, khủng bố,v.v.v, đều tạo ra những hậu quả nghiêm trọng. Bản đồ dưới đây mô tả mức độ bạo lực được đánh giá bởi the Institute forPeace and Economics.
35152.png
(Màu xanh dưới 1 là ít bạo lực nhất và chỉ số tăng dần lên chỉ bạo lực tăng theo)


4. Quốc hữu hóa tài sản: Dù đã không còn phổ biến nữa, nhưng đây vẫn là trường hợp mà một số công ty đối mặt với rủi ro bị quốc hữu hóa tài sản hoặc bị nhà nước mua lại với giá 0 đồng, vì “lợi ích quốc gia”. Đây là hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhiều ngân hàng tư nhân đã "bị" mua lại với giá 0 đồng, gây thiệt hại cho các cổ đông.


III. Rủi ro pháp lý
Nhà đầu tư và các công ty phụ thuộc vào hệ thống luật pháp thực thi quyền sở hữu. Nếu bạn kinh doanh ở một đất nước mà quyền sở hữu tài sản không được đản bảo hoặc hệ thống luật pháp không hiệu quả, không đáng tin, thì sẽ rủi ro hơn nếu kinh doanh ở đất nước đó. Chỉ số International Property Rights Index đo lường mức độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản theo đất nước theo hình dưới đây.
35248.png
(Từ 0-4 là ít bảo vệ quyền sở hữu tài sản nhất và tăng dần lên)


Đo lường mức độ rủi ro quốc gia
Do rủi ro kinh tế, chính trị và luật pháp khác nhau giữa các quốc gi, nên nhà đầu tư hay doanh nghiệp đo lường các rủi ro quốc gia thông qua các chỉ số. Chúng ta sẽ nhìn 3 chỉ số dưới đây.
1. Rủi ro quốc gia
Với chỉ số rủi ro quốc giá, chỉ số đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau để tổng hợp lại thành chỉ số rủi ro quốc gia. Có rất nhiều công ty cung cấp chỉ số này và tôi chọn chỉ số của Political Risk Services (PRS) - Chỉ số rủi ro chính trị 35177.png
(Từ 0-60 là rủi ro nhất và điểm số tăng dần thể hiện rủi ro giảm)


Các tổ chức như Euromoney, World Bank và the Economist  cũng có chỉ số rủi ro quốc gia nhưng có những vấn đề sau. Đầu tiên, nhiều chỉ số cung cấp chung chung chung chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, đầu tư. Kế đó là chưa có một quy trình chuẩn trong việc xây dựng chỉ số nên một chỉ số đạt điểm thấp ở PRS nhưng lại cao ở the Economist. Cuối cùng, các chỉ số này là bảng xếp hạng hơn là chỉ số, vì thế một quốc giá có chỉ số rủi ro chính trị ở 80 chưa chắc đã an toàn gấp đôi quốc giá có  điểm PRS 40


2. Rủi ro vỡ nợ
Một trong những chỉ số được dùng phổ biến nhất đo lường rủi ro quốc gia là chỉ số rủi ro vỡ nợ. Rủi ro vỡ nợ là chính phủ có thể không trả dược các nghĩa vụ tài chính. Đây là chỉ số hẹp hơn so với rủi ro chính trị/ kinh tế được mô tả ở phần trước, và nó có trọng tâm hơn và dễ dàng sử dụng trong kinh doanh/ đầu tư.


a. Rủi ro tín dụng: Các hãng đánh giá như Standard and Poor’s, Moddy và Fitch đo lường rủi ro tín dụng và xếp hạng đối cho cả vay nợ nước ngoài và vay trong nước của từng quốc gia. Vào tháng 7 năm 2015, Moody cung cấp bảng đánh giá rủi ro tín dụng cho 129 quốc gia theo hình dưới đây
35174.png
(Màu xanh thể hiện các quốc gia  ít rủi ro tín dụng nhất trong khi màu đỏ thể hiện quốc giá đang trong tình trạng vỡ nợ)
Dù dễ tìm kiếm được các bảng đánh giá rủi ro này (và hầu hết đều miễn phí) và có thể dễ dàng đánh giá phần bù rủi ro, thì chúng cũng có nhược điểm là thiếu chính xác và có độ trễ.
b. Hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS): Trong thập kỷ này, thị trường CDS đã khá phát triển. Tính đến tháng 7, đã có 62 quốc gia tham gia vào hợp đồng này. Biểu đồ dưới đây mô tả sự phân bố này

(Bản đồ phân bố hợp đồng CDS màu xanh là ít hơn 1% và theo thứ tự tăng dần)


Hợp đồng hoán đổi nợ xấu phản ánh tương đối chính xác rủi ro các quốc gia, nhưng các số liệu có thể dễ bị ảnh hưởng bởi phản ứng thái quá của toàn thị trường tại một số thời điểm.


Kết luận
Thế giới hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và các rủi ro khác nhau giữa các quốc gia. Điều quan trọng là nhà đầu tư và các công ty cần đo lường rủi ro trước khi ra quyết định. Trong bài tới, tôi sẽ áp dụng các đánh giá rủi ro vào quyết định đầu tư và định giá và phân tích thị trường đang định giá các rủi ro này như thế nào.