Wednesday, August 5, 2015

Liệu hệ số Beta có âm không?

Đây tiếp tục là một bài viết rất hay của Giáo Sư Damodaran, mình mới dịch xong, mời mọi người cùng đọc.

Các sinh viên và chuyên viên làm trong ngành tài chính sẽ hay phải đối mặt với câu hỏi hóc búa:”Liệu hệ số beta có âm không?”. Và nếu có, thì điều gì đang diễn ra.  Lý luận về hệ số beta   tạo  thành câu hỏi hóc búa đi ngược lại tư duy thông thường.  Nếu beta  dương thì cổ phiếu đó có rủi ro và  beta bằng không là phi rủi ro. Vậy làm sao có thể có beta âm được?

Và đây là câu trả lời.  Đầu tiên, chúng ta hãy xem cách tính beta: Hệ số beta của 1 khoản đầu tư là rủi ro khi khoản đầu tư đó được đưa vào một danh mục đầu tư đa dạng.  Bằng định nghĩa này, một khoản đầu tư khi đưa vào một danh mục đầu tư làm rủi ro của cả danh mục  đi xuống,  có beta âm.  Hiểu theo cách khác, beta âm chính là khoản bảo hiểm khi  nền kinh tế vĩ mô  khi nó  gây ảnh hưởng tồi  tệ đến danh mục của bạn. Ví dụ điển hình là vàng, vốn đóng vai trò là công cụ phòng vệ  chống y lạm phát cao (thứ sẽ phá hủy các công cụ đầu tư tài chính như cổ phiếu và trái phiếu).  Đơn giản vì khi nền kinh tế đi lên thì vàng sẽ có tỷ suất lợi nhuận giảm dần và ngược lại khi cả thị trường đi xuống thì vàng sẽ mang lại tỷ suất tuyệt vời. Trong thị trường chứng khoán phái sinh, hợp đồng  quyền chọn bán cổ phiếu  và  lệnh bán khống  sẽ có beta âm. Tóm lại, xu hướng đi ngược lại thị trường của 1 khoản đầu tư ám chỉ rằng nó có beta âm.

Kết quả của các khoản đầu tư có beta âm là gì? Thực tế  tỷ suất mang lại thường thấp hơn  lãi suất phi rủi ro; lãi suất danh nghĩa khi đầu tư vào vàng trong vòng 40 năm qua thường dưới 2% mỗi  năm so với lãi suất phi rủi ro. Tuy nhiên, đây là công cụ đầu tư rất có ý nghĩa  khi bạn đầu tư dưới dạng bảo hiểm. Bạn đang mua bảo hiểm thu được một lợi suất thấp hoặc âm. Khoản bảo hiểm này sẽ rất tuyệt vời khi toàn thị trường hoảng loạn, giá cổ phiếu rớt thê thảm.

Liệu có những khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu âm không? Tôi biết rằng  có những cố phiếu có hệ số beta âm, nhưng đây đều là kết quả của những việc xảy ra  trong thời kỳ suy thoái. - những sự kiện đặc biệt như cuộc chiến pháp lý hay thâu tóm sát nhập tách cổ phiếu đó ra khỏi diễn biến thị trường . Trên phương diện 1 ngành, thì  vẫn chưa có ngành nào có hệ số beta âm cả. Thêm vào nữa, trong lý thuyết  một số  tài sản có  hệ số beta âm (như vàng) thực chất lại có beta dương khi được chứng khoán hóa. Vậy là vẫn còn những điều  chưa được giải thích về quá trình chứng khoán hóa làm các tài sản thật  biến động  như tài sản tài chính.